Trẻ chậm nói Nguyên nhân và 6 cách dạy trẻ tập nói hiệu quả

Trẻ chậm nói, đặc biệt ở giai đoạn 2 tuổi, có thể gây ra nhiều hệ lụy lâu dài. Ở độ tuổi này, trẻ đang phát triển kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ. Nếu chậm nói, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc biểu đạt ý muốn. Dẫn đến trẻ gặp phải cảm giác thất vọng và có các hành vi tiêu cực.

Về lâu dài, chậm nói có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập, tương tác xã hội và sự tự tin. Trẻ dễ bị cô lập, khó hòa nhập với bạn bè. Nếu không can thiệp sớm, tình trạng này có thể gây rối loạn phát triển ngôn ngữ hoặc ảnh hưởng đến trí tuệ.

Bài viết sau để tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân trẻ chậm nói. Phương pháp dạy và các mẹo dân gian chữa trẻ chậm nói hiệu quả nhé!

I. Khái niệm trẻ chậm nói

Trẻ chậm nói là những trẻ gặp khó khăn trong việc phát triển khả năng ngôn ngữ so với các mốc phát triển thông thường. Đây không phải là một bệnh lý mà thường là biểu hiện của sự chậm trễ trong giao tiếp. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Trẻ chậm nói do nhiều nguyên nhân
Trẻ chậm nói do nhiều nguyên nhân

II. Nguyên nhân trẻ chậm nói

Trẻ chậm nói là tình trạng khá phổ biến, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Hiểu rõ các nguyên nhân sẽ giúp cha mẹ có cách can thiệp và hỗ trợ kịp thời.

1. Yếu tố sinh học

  • Vấn đề về thính giác: Trẻ bị mất thính lực hoặc nghe kém sẽ gặp khó khăn trong việc học ngôn ngữ. Nguyên do không nhận biết được âm thanh.
  • Tổn thương não bộ: Các tổn thương liên quan đến não. Chẳng hạn như bại não hoặc rối loạn phát triển thần kinh. Điều này có thể cản trở khả năng giao tiếp.
  • Khiếm khuyết cấu trúc miệng: Dị tật như dính lưỡi, hàm ếch hoặc bất thường ở thanh quản cũng gây khó khăn trong phát âm.

2. Yếu tố môi trường

  • Thiếu tương tác: Trẻ ít được giao tiếp, ít được nói chuyện với người thân. Hoặc trẻ sống trong môi trường ít kích thích ngôn ngữ dễ dẫn đến chậm nói.
  • Thói quen sử dụng thiết bị điện tử: Việc trẻ tiếp xúc quá nhiều với điện thoại, tivi khiến trẻ thiếu cơ hội giao tiếp thực tế.
Nguyên nhân trẻ chậm nói do  tiếp xúc quá nhiều với điện thoại, ít giao tiếp
Nguyên nhân trẻ chậm nói do tiếp xúc quá nhiều với điện thoại, ít giao tiếp

3. Các rối loạn phát triển

  • Rối loạn phổ tự kỷ (ASD): Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội và sử dụng ngôn ngữ.
  • Rối loạn phát triển ngôn ngữ: Đây là tình trạng trẻ gặp vấn đề trong hiểu và sử dụng ngôn ngữ dù không có tổn thương cơ quan hoặc trí tuệ.
Nên xem thêm  6 phương pháp nuôi dạy trẻ mầm non hiệu quả

Phát hiện sớm nguyên nhân chậm nói là yếu tố quan trọng để giúp trẻ cải thiện kỹ năng giao tiếp.

III. Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói

Trẻ chậm nói thường biểu hiện qua nhiều dấu hiệu khác nhau. Điều này phụ thuộc vào mức độ và nguyên nhân cụ thể. Việc nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp cha mẹ can thiệp kịp thời, hỗ trợ trẻ phát triển ngôn ngữ hiệu quả.

1. Giai đoạn sơ sinh đến 12 tháng tuổi

  • Không phản ứng hoặc phản ứng rất ít với âm thanh xung quanh.
  • Ít hoặc không bập bẹ các âm cơ bản như “ba”, “ma”.
  • Không quay đầu theo hướng gọi tên hoặc âm thanh.

2. Giai đoạn từ 12 đến 24 tháng tuổi

  • Không nói được từ đơn khi 12-18 tháng tuổi.
  • Khả năng giao tiếp chủ yếu thông qua cử chỉ, như chỉ tay hoặc kéo tay người lớn thay vì nói.
  • Không cố gắng bắt chước từ ngữ hoặc âm thanh cha mẹ nói.
  • Khó khăn trong việc hiểu và làm theo các hướng dẫn đơn giản như “lấy bóng”, “đưa đồ chơi”.

3. Sau 24 tháng tuổi

  • Từ vựng rất hạn chế, không nói được câu đơn giản gồm 2-3 từ.
  • Phát âm không rõ, khó hiểu, thậm chí với người thân quen.
  • Trẻ không thể diễn đạt nhu cầu hoặc cảm xúc qua lời nói, dẫn đến hành vi cáu gắt hoặc khó chịu.
Trẻ 2 tuổi không nói được câu đơn giản gồm 2-3 từ là bị chậm nói
Trẻ 2 tuổi không nói được câu đơn giản gồm 2-3 từ là bị chậm nói

IV. Cách dạy trẻ chậm nói tại nhà

1. Khuyến khích trẻ giao tiếp

  • Chơi trò chơi kích thích ngôn ngữ: Những trò chơi như đoán tên đồ vật, ghép hình. Hay bắt chước tiếng động vật giúp trẻ hứng thú học nói.
  • Tạo cơ hội giao tiếp: Đặt câu hỏi hoặc gợi ý để trẻ phải sử dụng ngôn ngữ khi muốn yêu cầu hoặc diễn tả điều gì.

2. Nói chuyện với trẻ thường xuyên

  • Mô tả mọi hoạt động hàng ngày: Khi ăn, chơi, hoặc đi dạo, hãy mô tả rõ ràng bằng lời nói để trẻ có cơ hội lắng nghe và bắt chước.
  • Nói chậm rãi, rõ ràng: Điều này giúp trẻ dễ hiểu và học cách phát âm.
Cha mẹ phải  thường xuyên nói chuyện với trẻ chậm nói
Cha mẹ phải thường xuyên nói chuyện với trẻ chậm nói

3. Sử dụng sách và hình ảnh

  • Đọc sách cho trẻ: Chọn các cuốn sách có hình ảnh minh họa sinh động và nội dung đơn giản. Hỏi trẻ về nội dung sách để khuyến khích trẻ tham gia giao tiếp.
  • Học từ vựng qua tranh: Dùng tranh ảnh hoặc thẻ từ để trẻ nhận diện và gọi tên các đồ vật quen thuộc.
Sử dụng sách và hình ảnh để giao tiếp với trẻ
Sử dụng sách và hình ảnh để giao tiếp với trẻ

4. Hỗ trợ phát âm đúng cách

  • Khi trẻ nói sai, cha mẹ cần chỉnh lại một cách nhẹ nhàng bằng cách lặp lại từ đúng, không chê bai hay la mắng.
  • Khuyến khích trẻ lặp lại từ nhiều lần để cải thiện phát âm.

5. Áp dụng phương pháp bắt chước

  • Trẻ học qua việc quan sát và bắt chước: Cha mẹ có thể phát âm rõ ràng các từ, câu đơn giản và khuyến khích trẻ lặp lại.
  • Chơi trò bắt chước âm thanh: Tạo các âm thanh thú vị như tiếng chó sủa, mèo kêu để trẻ thử bắt chước.

6. Giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử

  • Việc sử dụng quá nhiều tivi, điện thoại có thể khiến trẻ ít tương tác với cha mẹ và môi trường, làm giảm cơ hội phát triển ngôn ngữ.

IV. Mẹo dân gian chữa trẻ chậm nói

1. Nguyên tắc cơ bản khi áp dụng mẹo dân gian

Trước khi áp dụng, cha mẹ cần hiểu rằng các mẹo dân gian không thay thế được sự can thiệp y khoa hay các liệu pháp chuyên biệt.

Nên xem thêm  5 phương pháp dạy kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ mầm non

Những mẹo dân gian chữa trẻ chậm nói này thường mang tính hỗ trợ và cần sự kiên trì. Quan trọng là kết hợp song song các phương pháp khoa học và mẹo dân gian để đạt hiệu quả tối ưu.

2. Sử dụng mật ong và ngải cứu

Mật ong từ lâu được xem là nguyên liệu tự nhiên hỗ trợ sức khỏe. Kết hợp cùng ngải cứu giúp kích thích khả năng phát âm của trẻ.

  • Cách thực hiện: Rửa sạch lá ngải cứu, giã nát rồi trộn với mật ong. Lọc lấy nước và chấm nhẹ lên lưỡi trẻ. Theo dân gian, phương pháp này giúp kích thích dây thanh quản hoạt động.
  • Lưu ý: Áp dụng 2-3 lần/tuần, tránh lạm dụng quá nhiều.
Sử dụng mật ong và ngải cứu chữa trẻ bị chậm nói
Sử dụng mật ong và ngải cứu chữa trẻ bị chậm nói

3. Hạt đười ươi

Hạt đười ươi có tính mát, thường được dùng để thanh lọc cơ thể. Trong mẹo dân gian chữa trẻ chậm nói, hạt này được tin là giúp thông cổ họng, hỗ trợ phát âm.

  • Cách thực hiện: Ngâm hạt đười ươi trong nước ấm cho nở ra, lọc lấy phần nước rồi cho trẻ uống.
  • Lưu ý: Phương pháp này thích hợp với trẻ trên 2 tuổi, không dùng nếu trẻ có dấu hiệu dị ứng.
Hạt đười ươi chữa bệnh chậm nói ở trẻ em
Hạt đười ươi chữa bệnh chậm nói ở trẻ em

4. Dùng lưỡi gà chữa trẻ bị chậm nói

Một số vùng tin rằng việc cạo sạch lưỡi gà của trẻ sẽ giúp trẻ phát âm rõ hơn.

  • Cách thực hiện: Dùng một chiếc thìa nhỏ, sạch. Chấm mật ong rồi nhẹ nhàng cạo lớp trắng trên lưỡi trẻ chậm nói.
  • Lưu ý: Đảm bảo vệ sinh dụng cụ và thực hiện nhẹ nhàng để tránh tổn thương lưỡi.

5. Thổi tai bằng vỏ trứng gà

Dân gian cho rằng vỏ trứng gà có thể giúp trẻ chậm nói thông khí và kích thích phát âm.

  • Cách thực hiện: Lấy một nửa vỏ trứng gà, đặt gần tai trẻ và thổi nhẹ vào tai.
  • Lưu ý: Đây là phương pháp mang tính biểu tượng, không có cơ sở khoa học rõ ràng. Nhưng được nhiều người áp dụng với niềm tin tích cực.

6. Ăn cháo óc heo với đậu xanh

Óc heo và đậu xanh là món ăn bổ dưỡng. Món ăn này được xem là tốt cho hệ thần kinh và trí não. Hỗ trợ trẻ phát triển ngôn ngữ.

  • Cách thực hiện: Nấu cháo óc heo cùng đậu xanh, cho trẻ ăn 2-3 lần/tuần.
  • Lưu ý: Không nên cho trẻ ăn quá nhiều vì óc heo có hàm lượng cholesterol cao.
Dùng đậu xanh và ốc heo chữa cho trẻ bị chậm nói
Dùng đậu xanh và ốc heo chữa cho trẻ bị chậm nói

7. Xoa bóp kích thích lưỡi

Dân gian tin rằng việc xoa bóp nhẹ vùng miệng và lưỡi có thể kích thích cơ miệng. Qua đó giúp trẻ chậm nói dễ dàng phát âm hơn.

  • Cách thực hiện: Mỗi ngày, dùng ngón tay sạch xoa bóp nhẹ nhàng vùng lưỡi và má của trẻ trong 2-3 phút.
  • Lưu ý: Đảm bảo tay sạch để tránh nhiễm trùng miệng.

8. Nhai lá trầu không

Lá trầu không có tính kháng khuẩn. Được tin rằng giúp làm sạch vùng miệng và hỗ trợ khả năng nói.

  • Cách thực hiện: Rửa sạch lá trầu không, giã nhuyễn lấy nước, sau đó chấm nhẹ vào miệng trẻ.
  • Lưu ý: Chỉ áp dụng ở mức độ vừa phải, không để trẻ nuốt quá nhiều.

9. Lưu ý khi sử dụng mẹo dân gian

  • An toàn là trên hết: Đảm bảo vệ sinh trong mọi bước thực hiện để tránh nhiễm khuẩn.
  • Hiểu rõ cơ địa trẻ: Một số nguyên liệu có thể gây dị ứng, cần theo dõi phản ứng của trẻ.
  • Kiên nhẫn và không lạm dụng: Mẹo dân gian chữa trẻ chậm nói cần thời gian để phát huy tác dụng, không nên kỳ vọng kết quả ngay lập tức.
  • Kết hợp với phương pháp khoa học: Nếu trẻ có dấu hiệu chậm nói rõ rệt, cần đưa trẻ đi thăm khám và áp dụng các liệu pháp ngôn ngữ chuyên biệt.
Nên xem thêm  10 Kỹ năng trẻ học được khi giáo dục bằng STEAM

Mẹo dân gian chữa trẻ chậm nói là giải pháp mang tính hỗ trợ, dựa trên kinh nghiệm truyền thống của ông bà ta. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý áp dụng đúng cách. Không nên phụ thuộc hoàn toàn vào các mẹo này.

Quan trọng hơn, việc đồng hành cùng trẻ trong quá trình giao tiếp. Hãy tạo môi trường nói chuyện tích cực. Nếu không hiệu quả hãy tìm đến sự hỗ trợ của chuyên gia. Đây là điều cần thiết để giúp trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ hiệu quả.

Nhờ đến chuyên gia là phương pháp tốt nhất chữa cho trẻ chậm nói
Nhờ đến chuyên gia là phương pháp tốt nhất chữa cho trẻ chậm nói

V. Các phương pháp hỗ trợ đặc biệt

  • Phương pháp trị liệu ngôn ngữ

Chuyên gia trị liệu sử dụng các kỹ thuật như trò chơi mầm non vui nhộn hay kể chuyện. Hoặc bài tập phát âm để giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ.

  • Sử dụng công cụ hỗ trợ

Thẻ học thông minh, đồ chơi phát âm có thể kích thích trẻ học từ mới.

Các ứng dụng giáo dục thiết kế riêng cho trẻ chậm nói cũng là một lựa chọn hữu ích.

  • Hỗ trợ theo nhóm

Trẻ có thể tham gia các lớp học nhóm hoặc câu lạc bộ để tăng cường giao tiếp với bạn bè, cải thiện sự tự tin trong ngôn ngữ.

Học từ vựng tiếng Anh ET02 Giáo cụ Montessori mầm non
Học từ vựng tiếng Anh ET02 Giáo cụ Montessori mầm non giúp trẻ tập phát âm

VI. Vai trò của cha mẹ trong việc dạy trẻ chậm nói

  • Hiểu rõ tâm lý của trẻ

Trẻ chậm nói thường có sự tự ti hoặc lo lắng trong giao tiếp. Vì vậy, cha mẹ cần kiên nhẫn, tránh tạo áp lực. Đồng thời hiểu rằng việc hỗ trợ trẻ cần một quá trình lâu dài.

  • Tạo môi trường giao tiếp tích cực

Ngôn ngữ phát triển tốt hơn khi trẻ được tiếp xúc thường xuyên với lời nói, âm thanh, hình ảnh và những cuộc trò chuyện. Cha mẹ nên tạo môi trường giao tiếp gần gũi, khuyến khích trẻ bày tỏ ý muốn và cảm xúc bằng lời.

Trẻ chậm nói thường có sự tự ti nên cần kiên nhẫn
Trẻ chậm nói thường có sự tự ti nên cần kiên nhẫn

VII. Khi nào cần tìm đến chuyên gia?

Dấu hiệu cần tham khảo ý kiến chuyên gia

  • Trẻ không nói hoặc giao tiếp bằng ngôn ngữ ở mốc 24 tháng tuổi.
  • Không phản ứng với âm thanh, tên gọi hoặc lời nói của cha mẹ.
  • Không có sự tiến bộ trong giao tiếp sau khi cha mẹ đã áp dụng nhiều phương pháp hỗ trợ.

Vai trò của chuyên gia trị liệu ngôn ngữ

  • Chuyên gia sẽ đánh giá mức độ chậm nói và thiết kế các bài tập ngôn ngữ phù hợp với tình trạng của trẻ. Họ cũng hướng dẫn cha mẹ các phương pháp hỗ trợ trẻ hiệu quả tại nhà.

Dạy trẻ chậm nói là một hành trình đòi hỏi sự kiên nhẫn, tình yêu thương và chiến lược phù hợp.

Bằng cách tạo môi trường giao tiếp tích cực. Sử dụng các phương pháp hỗ trợ thích hợp và kết hợp với chuyên gia nếu cần. Cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ một cách hiệu quả.

Điều quan trọng nhất là luôn đồng hành và thấu hiểu trẻ, để em chậm nói có thể tự tin bước vào hành trình khám phá thế giới bằng lời nói.

Với triết lý giáo dục Montessori làm nền tảng, PodDecor Việt Nam tạo ra các sản phẩm đồ chơi trẻ emgiáo cụ giảng dạy bằng gỗ tiện lợi – thông minh – an toàn và thân thiện với trẻ nhỏ. 

Địa chỉ: Yên Sở – Hoài Đức – Hà Nội

Điện thoại: 0904.222.568

Email: poddecorvietnam@gmail.com

MỚI ĐẶT MUA