Giáo án chủ đề Làm tranh tiêu bản thực vật

Làm tranh tiêu bản thực vật giúp cho trẻ hiểu biết về các loại thực vật cũng như tranh tiêu bản là lưu trữ nguyên dạng những mẫu thực vật.

Giáo án Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ – Hoạt động tạo hình.

Đề tài: Làm tranh tiêu bản từ thực vật

Thể loại: Đề tài

Lứa tuổi: 3- 4 tuổi

PodDecor Việt Nam là công ty sản xuất đồ chơi giáo dục trẻ em và đồ dùng Montessori mầm non bằng gỗ cao cấp. Xem sản phẩm chi tiết tại đây>> Đồ chơi giáo dục

Mục tiêu chủ đề tranh tiêu bản thực vật

Kiến thức

– Trẻ biết tranh tiêu bản thực vật là tranh lưu giữ nguyên dạng những mẫu thực vật trong tự nhiên: hoa, lá, cỏ cây.

– Trẻ hiểu trình tự các bước để tạo ra tranh tiêu bản thực vật: ấn dẹt đất, lăn đất đều ra khay; lựa chọn hoa, lá, cành cây khô ấn lên nền đất.

– Trẻ biết dùng các nguyên liệu hoa, lá, cành cây khô để tạo ra sản phẩm.

– Trẻ biết tranh tiêu bản thực vật thường được sử dụng để trang trí, trưng bày ở các phòng triển lãm tranh.

Tranh tiêu bản thực vật
Tranh tiêu bản thực vật

Kỹ năng.

– Trẻ có kỹ năng sử dụng con lăn để tán đất nặn: 2 bàn tay xòe ra và điều khiển con lăn bằng lòng bàn tay, lăn qua lăn lại.

– Trẻ có kỹ năng lựa chọn, sắp xếp và ấn hoa, lá, cành cây khô để đính vào nền đất nặn, tạo nên sản phẩm tạo hình đơn giản.

– Trẻ có kĩ năng phát triển vận động tinh, sự khéo léo, tỉ mỉ của đôi bàn tay để tạo ra sản phẩm.

Thái độ

– Trẻ hứng thú, tích cực khi tham gia vào hoạt động.

– Trẻ yêu thích giữ gìn, sản phẩm của mình và của bạn.

Đồ dùng chuẩn bị làm tranh tiêu bản thực vật

Đồ dùng của cô:

– Tivi, máy tính

– Video trẻ chơi ngoài trời, nhặt lá cây, ép lá cây.

– Tranh của cô 3 tranh.

– Giá để tranh 2 cái.

– Con lăn, khay xốp, đất nặn, hoa, lá, cỏ khô, …

– Nhạc không lời nhẹ nhàng

Đồ dùng của trẻ

– 20 khay xốp

– Rổ để đồ dùng có các nguyên vật liệu: Đất nặn, con lăn, nguyên vật liệu thiên nhiên (hoa, lá cây khô, cành hoa, cành cây khô…)

– 2 giá trưng bày sản phẩm.

Cách tiến hành làm tranh tiêu bản thực vật

Hoạt động của côHoạt động của trẻ

1.Ổn định tổ chức

– Cô giới thiệu khách.

– Cô tặng hộp quà cho trẻ cùng khám phá

– Các con nhìn xem trong hộp quà có gì nào?

– Cho trẻ xem video trẻ chơi ngoài trời nhặt lá cây, tỉa lá cây, ép lá cây…

– Từ những chiếc lá cây, những bông đó cô đã làm lên những bức tranh tiêu bản thực vật rất đẹp.

– Cô giải thích: Tranh tiêu bản thực vật là tranh lưu giữ nguyên dạng những mẫu thực vật có trong tự nhiên: cỏ, cây, hoa, lá đấy các con ạ!

2. Phương pháp, hình thức tổ chức.

Hoạt động 1: Quan sát tranh

*Tranh 1: Bó hoa cúc

*Tranh 2: Vườn hoa cúc

*Tranh 3: Bức tranh về hoa hồng.

– Cô chia trẻ về 3 nhóm và tặng cho mỗi nhóm 1 bức tranh để trẻ cùng khám phá.

– Trẻ đại diện 3 nhóm mang tranh đặt trên giá.

– Cô cho trẻ quan sát lần lượt từng bức tranh và đưa ra các câu hỏi cho trẻ trả lời (cô hỏi 2-3 trẻ)

– Đây là bức tranh gì?

– Bức tranh này được làm từ những nguyên liệu gì?

– Trong bức tranh có những bông hoa màu gì…?

Đây là những bức tranh tiêu bản thực vật được làm từ hoa, lá, cỏ, cành cây khô và được đính trên nền đất nặn đấy! Đất nặn có sự dẻo dai sẽ gắn kết những bông hoa, những chiếc lá, cành cây khô không bị rơi đấy!

Hoạt động 2: Củng cố các kĩ năng đã học và hướng dẫn trẻ cách tạo ra bức tranh tiêu bản.

– Để làm được những bức tranh tiêu bản này cô Thùy phải sử dụng  các kĩ năng ấn dẹt, dàn mỏng, lăn đất để tán đều đất ra khay đấy. Những kĩ năng này các con đã được học ở những giờ học trước rồi.

– Với những kĩ năng đó cô đã tạo được nền cho bức tranh rồi. Tiếp theo các con sẽ lựa chọn sẽ lựa chọn những chiếc lá, bông hoa, cành cây khô theo ý thích xếp lên bề mặt đất, khi đã ưng ý rồi sẽ ấn nhẹ xuống, các chi tiết hoa lá cành cây sẽ dính vào nền đất.

– Cô giới thiệu một số nguyên vật liệu cần làm để tạo ra bức tranh tiêu bản và cho trẻ về chỗ thực hiện.

Hoạt động 3:  Trẻ thực hiện.

– Cô cho trẻ về bàn thực hiện.

– Trong quá trình trẻ thực hiện cô đi đến từng nhóm để gợi ý, quan sát và động viên khen trẻ.

– Trong quá trình trẻ làm cô bật nhạc không lời nhẹ nhàng.

Hoạt động 4: Trưng bày và nhận xét sản phẩm.

– Cô cho trẻ mang tranh lên trưng bày sản phẩm.

– Cô cho 2-3 trẻ giới thiệu tranh tiêu bản từ thực vật của mình và nhận xét tranh của bạn.

– Cô nhận xét chung

3. Kết thúc:

Cô hỏi cảm xúc của trẻ khi được tham gia vào hoạt động và kết thúc giờ học và cho trẻ chào khách.

 

– Trẻ chào khách

 

– Trẻ trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Trẻ về 3 nhóm thảo luận tranh

 

 

– Trẻ trả lời

– Trẻ trả lời

– Trẻ trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Trẻ về bàn và thực hiện.

 

 

 

 

– Trẻ mang tranh lên trưng bày

 

 

 

 

MỚI ĐẶT MUA